Trong các chiến lược đầu tư, chiến lược DCA được xem là một trong những kiến thức thú vị được nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa biết chiến lược DCA là gì, đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Chiến lược DCA là gì?

DCA (tiếng Anh: Dollar Cost Averaging), được hiểu là chiến lược trung bình – phương pháp đầu tư. Trong đó, nguồn vốn được tách nhỏ và sử dụng vào các mốc thời gian khác nhau thay vì “tất tay” tại một thời điểm. Các phần vốn được chia bằng nhau và thời gian rót vốn theo chu kỳ hàng tuần, tháng hoặc quý,… ở hầu hết các trường hợp.

Chiến lược DCA là gì?

Chiến lược DCA là gì?

Ví dụ, bạn có 5,000,000 VND và muốn đầu tư vào cổ phiếu STB (đang có giá 28,000 VND). Thông thường, bạn sẽ dùng toàn bộ số tiền mà mình có để mua STB và sở hữu khoảng 178 cổ phiếu này. Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược DCA, bạn sẽ chia vốn thành 5 phần bằng nhau, tức là mỗi phần 1,000,000 VND. Bạn dùng một phần vốn để mua cổ phiếu STB theo chu kỳ tuần. Cùng với biến động giá của STB lần lượt là 28,000; 26,000; 29,000; 28,000; 27,000 (VND). Sau 5 tuần, bạn sẽ sở hữu khoảng:

(1,000,000 : 28,000) + (1,000,000 : 26,000) + (1,000,000 : 29,000) + (1,000,000 : 28,000) + (1,000,000 : 27,000) ≊ 180 (cổ phiếu STB).

Như vậy, có thể thấy khi áp dụng chiến lược trung bình giá, lượng cổ phiếu STB thu về đã thay đổi lớn hơn dù bỏ ra một lượng vốn bằng nhau.

Cùng hướng tới những thời điểm có lợi về giá song phương pháp DCA không phải là đầu tư bắt đáy/đỉnh. Vậy bắt đáy/đỉnh giá trong đầu tư với DCA có sự khác biệt gì?

  • Khi vốn sử dụng chiến lược DCA được chia nhỏ bằng nhau nên thường cố định. Còn đầu tư bắt đáy, nắm đỉnh thì bất định, tùy thuộcmong muốn của chủ sở hữu.
  • Việc rót vốn theo DCA theo chu kỳ sẽ có thời điểm giá bất lợi. Tuy nhiên phương pháp bắt đáy/nắm đỉnh thì không như vậy. Nhà đầu tư chỉ cần nhận định giá đang ở ngưỡng giới hạn, chắc chắn có lợi là sẽ quyết định xuống tiền.

Chiến lược DCA có vai trò, ý nghĩa như thế nào?

Giúp việc đầu tư dễ thực hiện hơn

Chiến lược DCA là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi nhà đầu tư cần quá nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực chiến. Điều này khác hẳn với đầu tư bắt đáy khi yêu cầu nhà đầu tư những phân tích kỹ thuật phức tạp và có tầm nhìn để phán đoán thị trường chuẩn xác. Vì vậy chiến lược DCA được nhiều nhà đầu tư trẻ ít kinh nghiệm yêu thích và lựa chọn.

Tăng khả năng thích ứng trong đầu tư

Việc chia nhỏ vốn thay bỏ ra tất cả số tiền đầu tư cùng một lúc sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao khả năng thích ứng, giảm thiểu rủi ro. “Được ăn cả, ngã về không” là con dao hai lưỡi và hoàn toàn không phù hợp với người chưa có kinh nghiệm.

Những nhà đầu tư ít kinh nghiệm nên ưu tiên áp dụng DCA. Khi giá có xu hướng giảm thì DCA vẫn góp phần nâng cao hiệu quả vốn, giúp nhà đầu tư sở hữu nhiều lượng tài sản hơn. Ngay cả khi giá có xu hướng tăng, DCA là công cụ “cắt lỗ”, hạn chế rủi ro hiệu quả.

Phù hợp với đầu tư dài hạn, nguồn vốn eo hẹp

Nếu bạn là một nhà đầu tư lướt sóng, muốn kiếm lợi nhuận từ việc bắt đúng đỉnh và đáy của thị trường thì DCA có lẽ sẽ không phải lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nếu bạn muốn đầu tư lâu dài, tìm kiếm nguồn sinh lời bền vững, hoặc đơn giản, nguồn vốn của bạn hạn chế thì nên lựa chọn DCA.

Tuy nhiên, ranh giới giữa đầu tư dài hạn với ngắn hạn, giữa việc dùng hay không dùng DCA có thể bị phá vỡ. Bởi điều này còn phụ thuộc vào lĩnh vực bạn hướng tới. Ví dụ, đầu tư dài hạn trên chiến lược DCA trong Crypto khi giá tiền mã hóa vốn thả nổi tự do khác hoàn toàn giá cổ phiếu tuy cũng biến động liên tục nhưng luôn có sự kiểm soát.

Chiến lược DCA phù hợp với đầu tư dài hạn, nguồn vốn eo hẹp

Chiến lược DCA phù hợp với đầu tư dài hạn, nguồn vốn eo hẹp

Một số hạn chế của chiến lược DCA

Chỉ đặt trong tham chiếu của từng lĩnh vực đầu tư

DCA thường chỉ phù hợp so sánh, đối chiếu giữa các phương pháp đầu tư trong từng lĩnh vực, tức là đối chiếu theo chiều dọc. Việc đánh giá hiệu quả của DCA trong đầu tư Crypto với chứng khoán sẽ khó có thể đưa ra kết quả chính xác.

Vì vậy đây không phải là kênh đánh giá tổng quan và toàn diện nhất về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho bạn.

Mất nhiều thời gian đầu tư

Có thể nhìn thấy điều này rất rõ ràng ở ví dụ trên khi mà sau 5 tuần nhà đầu tư mới có được lợi nhuận tương ứng 2 cổ phiếu. Nhưng nếu đầu tư “tất tay” hoặc bắt đáy/nắm đỉnh giá thành công thì có thể kết quả cũng hơn nhiều lần. Vì thế, sử dụng DCA tuy an toàn nhưng khó tạo ra màn “lột xác” về lợi nhuận.

Hiệu quả chỉ thực sự rõ ràng khi biến động giá lớn hoặc lĩnh vực đầu tư “đắt đỏ”

Để có nhìn khoản lợi nhuận lớn bằng phương pháp DCA không chỉ cần thời gian mà còn cần đến những biến động giá cao hoặc biến động trong những lĩnh vực đắt đỏ như Bitcoin.

Chịu nhiều chi phí liên quan

Do đa số các giao dịch hiện nay đều có phí nên khi áp dụng chiến lược trung bình giá, nhà đầu tư phải gánh nhiều lần phí thay vì mua/bán “một lần”. Trong bối cảnh lãi khó bứt phá và vốn đầu tư nhỏ thì đây cũng là hạn chế không hề nhỏ.

Chiến lược DCA cũng có những hạn chế nhất định

Chiến lược DCA cũng có những hạn chế nhất định

Vận dụng chiến lược DCA trong đầu tư như thế nào?

Cách tính trung bình giá không hoàn toàn giống cách tính giá trung bình cổ phiếu. Tùy vào từng lĩnh vực đầu tư mà việc vận dụng phương pháp DCA cũng có thay đổi.

Chiến lược DCA trong đầu tư Crypto:

Nhà đầu tư có thể hạn chế rủi ro trước những biến động khó nhận định của thị trường tiền mã hóa nếu áp dụng DCA. Giá thị trường có 3 hướng biến động là tăng, giảm hoặc bằng với giá cũ. Theo đó:

+ Xu hướng giá tăng: Nhà đầu tư nên giảm số lượng coin mua mới để tối ưu vốn.

Ví dụ: Lần 1 mua 15 Bitcoin giá 70$ thì lần 2 mua 5 coin khi giá tăng lên 55$.

Khi đó, cách tính trung bình giá Bitcoin là: DCA = (15 x 70 + 5 x 55)/20 ≊ 66.25$

+ Xu hướng giá giảm: Nhà đầu tư hãy tăng số lượng coin mua mới để tối ưu vốn.

Ví dụ: Lần 1 mua 15 Bitcoin giá 70$ thì lần 2 mua 20 coin khi giá giảm xuống 50$.

Khi đó, cách tính trung bình giá Bitcoin là: DCA = (15 x 70 + 20 x 50)/35 ≊ 58.57$

+ Xu hướng giá đi ngang: Nhà đầu tư nên giữ nguyên số lượng coin mua mới để tối ưu vốn.

Chiến lược DCA trong đầu tư:

Công thức tính giá trung bình cổ phiếu là:

DCA = (Giá cũ x Lượng cổ phiếu cũ + Giá mới x Lượng cổ phiếu mới) : Tổng lượng cổ phiếu đã mua

Trong đầu tư chứng khoán, chiến lược DCA hướng đến mục tiêu mua được giá rẻ và khi giá tăng có thể bán ra lấy lãi. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán biến động rất phức tạp. Liên quan trực tiếp tới thị trường Bullish và Bearish.

  • Khi thị trường Bullish (tăng giá): Nhà đầu tư nên mua một phần ở giai đoạn tích lũy để lấy vị thế. Khi giá chính thức được xác nhận thông qua có “yếu tố phá vỡ” mới chờ mua thêm để tránh bị ôm vốn quá lâu.
  • Khi thị trường Bearish (giảm giá): Đây là thời điểm tốt để chiến lược DCA phát huy giá trị. Nhà đầu tư nên mua bổ sung lượng cổ phiếu so với mốc ban đầu để “tích trữ”. Khi xu hướng giá đổi chiều sẽ thu lãi cao hơn.

Chiến lược DCA nếu vận dụng đúng sẽ giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn

Chiến lược DCA nếu vận dụng đúng sẽ giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn

Việc trung bình giá chỉ phù hợp với những anh em holder và trader spot, không khuyến khích mọi người trung bình giá trong Margin và Future vì rủi ro và khả năng cháy tài khoản là rất lớn. Margin hoặc Future sẽ phải cân nhắc và tính tóan thật kỹ vì ngoài việc sẽ gia tăng số lượng coin/token, tạo lợi nhuận nhanh và nhiều hơn, nếu bạn ngược xu hướng thì tài sản của bạn cũng bốc hơi nhanh hơn thậm chí là cháy tài khoản.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới chiến lược trung bình giá DCA. Hi vọng sau khi đọc xong, độc giả đã có thêm những kiến thức bổ ích cho kế hoạch đầu tư của mình.

>>[BINANCE] Đăng ký sàn Binance, giảm 30% phí giao dịch 2022